img_1-1-693x800

Nguồn điện vô tận trên mái nhà, giá đắt 2.156 đồng/kWh

Giá mua điện mặt trời tiếp tục áp dụng 1 mức giá cho cả nước, không thay đổi theo hướng chia theo các kịch bản 2 vùng hay 4 vùng. Tuy nhiên, giá mua điện mặt trời sẽ giảm rất mạnh so với trước.

Bộ Công thương vừa có dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời

Nguồn điện vô tận trên mái nhà, giá đắt 2.156 đồng/kWh
Giá mua điện mặt trời chỉ còn 1 giá duy nhất, áp dụng trên cả nước.

Thay đổi nổi bật nhất là với bản dự thảo mà Bộ Công thương báo cáo Chính phủ hơn hai tháng trước là giá mua điện đối với các dự án điện mặt trời nổi và điện mặt trời mặt đất đã thống nhất trong cả nước (chỉ một vùng) chứ không còn được chia theo các kịch bản 2 vùng hoặc phương án 4 vùng (theo cường độ bức xạ).

Trong đó đáng chú ý là thay đổi về giá mua điện mặt trời của các dự án nối lưới.

Cụ thể, biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện được quy định như sau: Dự án điện mặt trời mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh. Giá mua với dự án điện mặt trời nổi là 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 cent/kWh. Dự án điện mặt trời mái nhà là 2.156 đồng/kWh, tương đương 9,35 cent/kWh.

Giá mua điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá của đồng VN với đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh), tỷ giá áp dụng là tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày Bên bán điện xuất hóa đơn thanh toán.

Như vậy, giá điện mặt trời áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời nối lưới vận hành sau tháng 6/2019 sẽ giảm rất mạnh, từ mức hơn 2.086 đồng/số (khoảng 9,35 cent/kwh) giảm xuống còn 1.620 đồng/số.Giá mua điện này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/12/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Chỉ có phương án giá điện áp dụng với các dự án điện mặt trời mái nhà là vẫn giữ nguyên. Theo đó, dự thảo vẫn đề xuất tiếp tục cho áp dụng giá điện 9,35 cent/kWh cho các dự án điện mặt trời mái nhà trên cả nước đến hết năm 2021.

Một điểm đáng chú ý nữa là đối với riêng tỉnh Ninh Thuận, theo dự thảo, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW được giữ nguyên là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 cent/kWh). Các dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/12/2021 áp dụng biểu giá mua điện 1.620 đồng/kWh cho dự án điện mặt trời mặt đất; 1.758 đồng/kWh với dự án điện mặt trời nổi.

Tại các dự thảo lần đầu, Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến với phương án chia làm 4 vùng. Ở phương án 4 vùng,  vùng 1 (vùng ít tiềm năng nhất, tập trung ở các tỉnh phía Bắc) có mức giá cao nhất (2.102 đồng/kWh); vùng 2 (1.809 đồng/kWh); vùng 3 (1.620 đồng/kWh).Đặc biệt là, vùng 4 – vùng có tiềm năng cao nhất (Ninh Thuận, Bình Thuận… ) có mức giá thấp nhất là 1.525 đồng/kWh.Sau đó, Bộ Công Thương bổ sung thêm 1 kịch bản là phương án 2 vùng. Theo cách phân 2 vùng, giá điện mặt trời mái nhà cao nhất tại vùng 1 là 8,38 cent một kWh (khoảng 1.916 đồng); thấp nhất 7,09 cent (tương đương 1.758 đồng) mỗi kWh với dự án điện mặt trời mặt đất.Vùng 2 gồm 6 tỉnh có bức xạ tốt như Bình Thuận, Ninh Thuận,… vùng 1 là các tỉnh còn lại.
Tags: No tags

One Response

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *