dienmattroi1719

Đến 30/6/2019: Trên 4.460 MW điện mặt trời đã hòa lưới

82 nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất khoảng 4.464 MW đã được Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia kiểm tra điều kiện và đóng điện thành công – tính đến hết ngày 30/6/2019. Các dự án này được hưởng mức giá mua điện tương đương 9,35 Uscent/kWh, trong thời gian 20 năm theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong số đó, có 72 nhà máy điện mặt trời thuộc quyền điều khiển của cấp Điều độ Quốc gia (A0) với tổng công suất 4.189 MW; 10 nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của các cấp điều độ miền với tổng công suất 275 MW.

Ông Nguyễn Quốc Trung – Trưởng phòng Điều hành Thị trường điện (A0) cho hay, tính đến giữa tháng 4/2019, toàn hệ thống điện chỉ có 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất chưa tới 150 MW. Còn thời điểm này, nguồn điện mặt trời đã chiếm tỷ lệ 8,28% công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam.

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, các điều độ miền và những đơn vị liên quan đã tập trung mọi nguồn lực, ứng trực 24/24h, làm thêm không kể ngày nghỉ, ngày lễ trong 6 tháng qua, để phối hợp hiệu quả với các chủ đầu tư cho các dự án đóng điện kịp tiến độ.

Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2019, A0 sẽ tiếp tục đóng điện đưa vào vận hành thêm 13 nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất 630 MW, nâng tổng số nhà máy điện mặt trời trong toàn hệ thống lên 95 nhà máy.

Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Tân 2 do Tổng công ty Phát điện 3 làm chủ đầu tư đã đi vào vận hành thương mại từ ngày 22/6/2019 – Ảnh: Đinh Liên

Dù là sự bổ sung quý giá đối với hệ thống trong điều kiện nguồn điện đang khó khăn, nhưng một số lượng lớn các nhà máy điện mặt trời đi vào vận hành trong thời gian ngắn đã và đang gây không ít khó khăn, thách thức cho công tác vận hành hệ thống điện. Nguyên nhân là do tính chất bất định, phụ thuộc vào thời tiết của loại hình nguồn điện này.

Bên cạnh đó, việc phát triển nóng và ồ ạt các dự án điện mặt trời tập trung tại một số tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk đã gây ra hiện tượng quá tải lưới 110 kV, 220 kV tại các khu vực trên.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Trung, từ đầu năm 2018, Trung tâm đã phối hợp với một số đơn vị tư vấn nước ngoài đánh giá sự ảnh hưởng của các nguồn năng lượng tái tạo đến công tác vận hành hệ thống. Từ đó đến nay, căn cứ trên tình hình phát triển thực tế nguồn năng lượng tái tạo, Trung tâm tiếp tục theo dõi, nghiên cứu và kiến nghị, đề xuất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam những phương án, nguyên tắc vận hành tối ưu, đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục và ổn định.

Hiện nay, Trung tâm đang triển khai đầu tư một số hệ thống như: Mở rộng hệ thống giám sát ghi sự cố, hệ thống giám sát điện diện rộng, xây dựng hệ thống giám sát chất lượng điện năng để đánh giá ảnh hưởng của các loại hình nguồn điện mới; xây dựng hệ thống dự báo công suất phát các nguồn năng lượng tái tạo để đưa ra phương án huy động tối ưu, đảm bảo khai thác tối đa nguồn năng lượng này.

Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam 2019

Hôm nay, ngày 17/9/2019, tại Hà Nội, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA), Liên minh Hành động vì khí hậu Việt Nam (VCCA) và nhóm Công tác về Biến đổi Khí hậu (CCWG) tổ chức Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam 2019. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 17 đến 20 tháng 9 tại Hà Nội và An Giang. Chương trình năm nay hướng tới mục tiêu tạo diễn đàn trao đổi thông tin, đối thoại đa bên để đưa ra các đề xuất giải pháp đóng góp vào quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng và mang lại lợi ích lớn nhất cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Trong vòng một năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về phát triển năng lượng tái tạo. Đặc biệt với kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, quá trình phát triển “thần tốc” này cũng đang đặt ra những thách thức mới về sự phát triển đồng bộ của hệ thống lưới điện, sử dụng đất, cơ chế giá điện, nguồn nhân lực/việc làm và nguồn tài chính… Để Việt Nam có thể vượt qua những thách thức này, rất cần sự chung tay, ủng hộ và nỗ lực hành động của các bên từ các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chính quyền và cộng đồng địa phương đến các tổ chức phát triển hay khối tài chính, ngân hàng.

Trong bối cảnh đó, Tuần lễ năng lượng tái tạo 2019 tập trung vào chủ đề Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm từ quốc tế. Đây là cơ hội để mang tiếng nói của các bên liên quan đóng góp vào quá trình thúc đẩy chuyển dịch năng lượng hiệu quả và bền vững tại Việt Nam, cụ thể là đóng góp ý tưởng, giải pháp cho những định hướng phát triển năng lượng sắp tới đây như Quy hoạch điện VIII hay các chính sách phát triển năng lượng tái tạo và khí hậu, bảo vệ môi trường.

Chuỗi các sự kiện tại Hà Nội mở đầu với tọa đàm: Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam sẽ cập nhật hiện trạng phát triển hệ thống điện Việt Nam, liệu Việt Nam có thể làm gì để đáp ứng được xu thế chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ như hiện nay? Việt Nam có thể học hỏi được gì từ các bài học kinh nghiệm chuyển dịch thành công của bạn bè quốc tế? Tất cả sẽ được làm rõ tại tọa đàm này.

Quá trình chuyển dịch không thể không nhắc đến tầm quan trọng của việc làm. Quyết định tỷ trọng năng lượng tái tạo trong quy hoạch điện 7 hiệu chỉnh từ 6% lên 10,7% đã mở đường cho 315.000 việc làm tạo ra mỗi năm từ ngành điện, trong đó số lượng việc làm mới tạo ra từ NLTT cao gấp đôi so với nhiên liệu hóa thạch. đồng nghĩa với năng lực đào tạo tại các trường đại học, trường dạy nghề cần phải thích ứng với xu hướng phát triển này để có thể tạo ra nguồn nhân lực phù hợp đáp ứng được nhu cầu trong nước. Nội dung này được trình bày tại hội thảo chuyên đề: Huy động đồng lợi ích của các giải pháp giảm thiểu tác động Biến đổi khí hậu từ Năng lượng tái tạo.

Quá trình chuyển dịch năng lượng sẽ là cơ hội vàng để thu hút đầu tư. Vậy, năng lượng tái tạo dễ hay khó thu hút tài chính? Nguồn tài chính cho năng lượng đến từ đâu? Nhu cầu đầu tư năng lượng tái tạo từ khối tư nhân ra sao? Ngành công nghiệp có thể ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo như thế nào? Chuỗi câu hỏi này sẽ được thảo luận tại tọa đàm ngày thứ hai: Tài chính Xanh cho năng lượng tái tạo trong ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Đồng bằng sông Cửu Long đang là vùng có tiềm năng chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ, đặc biệt là An Giang là tỉnh đi đầu trong ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo. Để cập nhật tình hình phát triển NLTT ở ĐBSCL; chia sẻ các giải pháp tại địa phương, hội thảo: Chuyển dịch năng lượng bền vững: Cơ hội và thách thức cho đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức vào ngày 20/9 tại tp. Long Xuyên tỉnh An Giang. Hội thảo với điểm nhấn chia sẻ và thúc đẩy các sáng kiến từ cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương về các mô hình phát triển năng lượng tái tạo phân tán và kết hợp.

Là quốc gia có tiềm năng năng lượng tái tạo đa dạng và dồi dào, Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích khi chuyển dịch sớm sang phát triển năng lượng sạch. Ưu tiên sử dụng năng lượng hiệu quả và đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, giảm ô nhiễm, bảo vệ khí hậu, sức khỏe cộng đồng, tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo, tạo cơ hội thu hút đầu tư và tạo việc làm cho các địa phương phát triển kinh tế, thúc đẩy sự tham gia và sáng tạo của người dân, doanh nghiệp tư nhân vào thị trường năng lượng sạch. Do đó để đảm bảo chuyển dịch năng lượng công bằng, hài hòa lợi ích của các bên, chúng ta cần tăng cường đối thoại, chia sẻ thông tin, giải pháp, bài học kinh nghiệm giữa các quốc gia, địa phương và hợp tác cùng hành động tháo gỡ khó khăn, mở đường đưa năng lượng sạch tới từng ngôi nhà Việt”.  – Bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) – Cơ quan điều phối VSEA

Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) tiền thân được gọi là Liên minh Năng lượng, được thành lập vào năm 2012 bởi 05 tổ chức NGOs, nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam và khu vực Mekong. VSEA là một đối tác chủ động trong công cuộc chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. Cho tới thời điểm hiện tại VSEA có 12 thành viên.

Nhóm Công tác về Biến đổi Khí hậu Việt Nam (CCWG) được thành lập vào đầu năm 2008. Nhóm hoạt động dưới sự bảo trợ của Trung tâm Dữ liệu các Tổ chức Phi chính phủ (VUFO-NGO RC). Sứ mệnh của Nhóm là góp phần giảm tính dễ bị tổn thương của cộng đồng trước các tác động của BĐKH thông qua các hoạt động điều phối, vận động chính sách và nâng cao năng lực của các tổ chức phi chính phủ, hướng tới ứng phó BĐKH bền vững về kinh tế và công bằng về xã hội.

Liên minh Hành động vì Khí hậu (VCCA) là mạng lưới hợp tác đa bên hoạt động trong lĩnh vực năng lượng bền vững, phát triển xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Liên minh cam kết thực hiện những hành động cụ thể để góp sức cùng chính phủ, các mạng lưới và liên minh hiện có vào nỗ lực chung trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng công bằng ở Việt Nam và toàn cầu.

img_1-1-693x800

Nguồn điện vô tận trên mái nhà, giá đắt 2.156 đồng/kWh

Giá mua điện mặt trời tiếp tục áp dụng 1 mức giá cho cả nước, không thay đổi theo hướng chia theo các kịch bản 2 vùng hay 4 vùng. Tuy nhiên, giá mua điện mặt trời sẽ giảm rất mạnh so với trước.

Bộ Công thương vừa có dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời

Nguồn điện vô tận trên mái nhà, giá đắt 2.156 đồng/kWh
Giá mua điện mặt trời chỉ còn 1 giá duy nhất, áp dụng trên cả nước.

Thay đổi nổi bật nhất là với bản dự thảo mà Bộ Công thương báo cáo Chính phủ hơn hai tháng trước là giá mua điện đối với các dự án điện mặt trời nổi và điện mặt trời mặt đất đã thống nhất trong cả nước (chỉ một vùng) chứ không còn được chia theo các kịch bản 2 vùng hoặc phương án 4 vùng (theo cường độ bức xạ).

Trong đó đáng chú ý là thay đổi về giá mua điện mặt trời của các dự án nối lưới.

Cụ thể, biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện được quy định như sau: Dự án điện mặt trời mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh. Giá mua với dự án điện mặt trời nổi là 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 cent/kWh. Dự án điện mặt trời mái nhà là 2.156 đồng/kWh, tương đương 9,35 cent/kWh.

Giá mua điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá của đồng VN với đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh), tỷ giá áp dụng là tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày Bên bán điện xuất hóa đơn thanh toán.

Như vậy, giá điện mặt trời áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời nối lưới vận hành sau tháng 6/2019 sẽ giảm rất mạnh, từ mức hơn 2.086 đồng/số (khoảng 9,35 cent/kwh) giảm xuống còn 1.620 đồng/số.Giá mua điện này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/12/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Chỉ có phương án giá điện áp dụng với các dự án điện mặt trời mái nhà là vẫn giữ nguyên. Theo đó, dự thảo vẫn đề xuất tiếp tục cho áp dụng giá điện 9,35 cent/kWh cho các dự án điện mặt trời mái nhà trên cả nước đến hết năm 2021.

Một điểm đáng chú ý nữa là đối với riêng tỉnh Ninh Thuận, theo dự thảo, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW được giữ nguyên là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 cent/kWh). Các dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/12/2021 áp dụng biểu giá mua điện 1.620 đồng/kWh cho dự án điện mặt trời mặt đất; 1.758 đồng/kWh với dự án điện mặt trời nổi.

Tại các dự thảo lần đầu, Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến với phương án chia làm 4 vùng. Ở phương án 4 vùng,  vùng 1 (vùng ít tiềm năng nhất, tập trung ở các tỉnh phía Bắc) có mức giá cao nhất (2.102 đồng/kWh); vùng 2 (1.809 đồng/kWh); vùng 3 (1.620 đồng/kWh).Đặc biệt là, vùng 4 – vùng có tiềm năng cao nhất (Ninh Thuận, Bình Thuận… ) có mức giá thấp nhất là 1.525 đồng/kWh.Sau đó, Bộ Công Thương bổ sung thêm 1 kịch bản là phương án 2 vùng. Theo cách phân 2 vùng, giá điện mặt trời mái nhà cao nhất tại vùng 1 là 8,38 cent một kWh (khoảng 1.916 đồng); thấp nhất 7,09 cent (tương đương 1.758 đồng) mỗi kWh với dự án điện mặt trời mặt đất.Vùng 2 gồm 6 tỉnh có bức xạ tốt như Bình Thuận, Ninh Thuận,… vùng 1 là các tỉnh còn lại.